Nhiều cá nhân của các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam lựa chọn visa tị nạn Úc làm bước đệm để thường trú thường xuyên tại Úc. Tuy nhiên, việc xin visa này không phải đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Đương đơn sẽ gặp nhiều rủi ro khi không có nhiều hiểu biết về loại visa này. Bài viết với các thông tin cần thiết sẽ giúp bạn biết loại visa:
- Có tính thị thực thế nào
- Tránh các rủi ro, thiệt hại bản thân nhờ nắm chắc các lưu ý cần thiết
Giới thiệu visa tị nạn ở Úc
Visa tị nạn Úc là tên gọi chung của hai loại visa được ban hành bởi Bộ Di trú. Công dân từ các quốc gia khác sang Úc tị nạn hợp pháp khi có visa này. Chi tiết hơn về hai loại visa vừa được nhắc đến:
- Refugee visa – visa tị nạn: Visa này thị thực dành cho cá nhân tự nguyện rời khỏi đất nước quê hương vì bị chèn ép, phân biệt đối xử, bị ngược đãi,… Tìm kiếm cuộc sống tốt hơn tại đất nước khác.
- Protection visa: Visa dành cho các cá nhân sang Úc theo đường hàng không (hợp pháp) và tiến hành nộp hồ sơ xin visa tại Úc.
Xem thêm: Các Loại Visa Úc: Cánh Cửa Mở Ra Cơ Hội Không Giới Hạn
Những người nào được phép cấp visa tị nạn
Khâu kiểm duyệt visa tị nạn Úc khá phức tạp, người làm đơn yêu cầu phải tuân thủ cũng như đáp ứng các nguyên nhân xin visa sau đây:
- Chứng minh mình là người tị nạn và có nỗi ám ảnh tâm lý vì bị đe dọa, đàn áp
- Hiện tại không có một trong các loại visa sau: Visa subclass 785 (visa quyền bảo vệ tạm thời), visa subclass 786 (thị thực liên quan đến các vấn đề nhân đạo), visa subclass 790 (visa safe haven dành cho cá nhân doanh nghiệp), visa subclass 449 (visa tạm thời)
- Chưa từng hay thuộc diện đối tượng bị cấm visa bảo vệ (visa 886) vì các lý do sở hữu 2 quốc tịch trở lên, vi phạm pháp luật, thủ tục xin visa bảo vệ trước đây bị từ chối, đang được sự bảo hộ của một quốc gia khác,…
Một số lưu ý cần biết khi xin visa tị nạn ở nước Úc
5 khía cạnh được xem xét để cấp visa tị nạn Úc mọi người cần phải nắm bắt. Theo Công ước và Luật Di trú của Úc, một người được xem là tị nạn khi bản thân tình nguyện rời khỏi nguyên quán và không trở về do một số lý do bị: Đàn áp, ngược đãi, phân biệt chủng tộc,… Theo đó, người đó cũng cần trình bày đúng nguyên nhân khi đi xin visa Úc.
Để được xem xét và chấp nhận đơn xin thị thực, các lý do của người xin cấp visa thường sẽ xoay quanh 5 khía cạnh:
- Vấn đề xung đột tôn giáo
- Vấn đề chủng tộc
- Tự do ngôn luận, bất đồng một ban hành nào đó của chính phủ
- Lý do có liên quan đến xuất thân, nguồn gốc của đương đơn
- Quốc tịch
Thực tế, việc xin thị thực tị nạn sang Úc không hề đơn giản. Ngoài những vấn đề được liệt kê bên trên, bạn cần phải chứng minh chính xác bản thân đang gặp hoang mang thật sự. Những nỗi lo lắng phải hợp lý và đang ảnh hưởng đến cuộc sống, quyền lợi bản thân khi trở về nước.
Nên hay không nên xin cấp visa tị nạn khi muốn ở lại Úc
Bạn cần phải suy nghĩ kỹ trước khi xin visa tị nạn Úc. Nếu bạn đang giữ visa học sinh thì không nên có ý định nộp xin loại visa này. Hệ lụy gặp phải sẽ rất lớn trừ khi bạn có một trong những lý do được kể trên.
Visa này nếu bị từ chối, visa học sinh cũng hết hạn thì sẽ khó khăn hơn khi xin loại visa khác để tiếp tục ở lại Úc. Luật di trú Úc hoàn toàn không dễ dãi, đơn giản như một số người chưa trải nghiệm vẫn lầm tưởng.
Xem thêm: Visa Lao Động Úc Có Bao Nhiêu Loại Phù Hợp Với Mỗi Cá Nhân
Một số bạn trẻ thường nộp xin visa bảo vệ (protection visa) để kéo dài thời gian được ở lại Úc khi visa học sinh hết hạn. Điều này cũng chỉ giúp bạn ở lại đất nước này được một thời gian ngắn nữa thôi.
Bạn đừng mơ sẽ thường trú dài lâu ở Úc khi xin visa bảo vệ. Một số người môi giới hứa sẽ xin cho bạn thường trú ở Úc thì hãy xem phải họ có nộp visa bảo vệ hay không. Thật sự họ nộp xin visa này, trong khi đó bạn không có bất kỳ lý do chính đáng nào mà không trở về nước bị:
- Ngược đãi
- Đàn áp
Tuyệt đối không tin tưởng và đưa tiền trước cho người môi giới, tránh bị “tiền mất tật mang”. Bạn hãy lưu ý rằng không chứng minh được bản thân đang sợ hãi thì sẽ không công nhận là người tị nạn/cần bảo vệ.
Kết luận
Bài viết cung cấp khá nhiều thông tin hữu ích cho mọi người về visa tị nạn Úc. Nếu thật sự bạn muốn sang Úc và thường trú dài lâu ở đây thì hãy tìm hiểu, cân nhắc nhiều lựa chọn khác. Bạn có thể tham khảo các dịch vụ xin visa Úc khác bằng cách liên hệ với vieclamaustralia.com để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Nguyễn Như Sơn, người sáng lập và là CEO của Việc Làm Australia. Anh là một nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết và tầm nhìn rộng. Với bằng cấp Tiến sĩ Kinh doanh và chuyên ngành Quản trị kinh doanh từ Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, anh đã xây dựng một sự nghiệp ấn tượng trong lĩnh vực quản lý và tạo dựng nền tảng cung cấp việc làm sôi động tại Úc.
Thông tin chi tiết:
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 85 P. Lò Đúc, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam